Đây là là ứng dụng công nghệ sinh học mới trong công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch (STH). Theo chia sẻ của Giáo sư Jiro Kanto của Trường Đại học Tohoku, polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, khử mùi nên sẽ giúp ức chế quá trình tự hoại bên trong rau quả. Bằng cách in, tẩm hoạt chất này vào màng vải, bọc nhựa PP hoặc thùng carton, polyphenol sẽ phát huy hiệu quả khi tiếp xúc trực tiếp thực phẩm hoặc bay hơi xung quanh môi trường bảo quản.
Từ thử nghiệm và ứng dụng thực tế, công nghệ này đã giúp các loại thực phẩm như nấm, đậu, salat và các loại trái cây kéo dài thời gian tươi lâu từ 15 – 20 ngày. Họ đã tiến hành thử nghiệm trên trái táo, chất polyphenol giúp thời gian bảo quản kéo dài 250 ngày, tỷ lệ hư hỏng 50%. Theo đó, một số tác động sinh hóa thúc đẩy enzim còn giúp tăng lượng đường trong trái lê lên 1,5%. Cùng với các điều kiện đi kèm như phương thức canh tác, nhiệt độ bảo quản, ông Jiro Kanto cho biết các túi bảo quản này đã được các phi hành gia Nhật Bản sử dụng để lưu trữ thực phẩm trên các trạm vũ trụ.
Hiện công nghệ này đã được thương mại hóa và khuyến cáo sử dụng. Thế nhưng càn tính lại về chi phí và hiệu quả kinh tế. Và hiện nay phổ biến nhất trong việc bảo quản rau củ quả vẫn là bảo quản lạnh. Việc đựng rau của quả trong các hộp đựng hoa quả và bảo quản trong điều kiện lạnh được coi là giải pháp an toàn, tiết kiệm chi phí. Quan trọng nhất là phải lựa chọn nơi cung cấp sản phẩm hộp nhựa sản xuất từ nguyên liệu an toàn để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.