Mới đây các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng bọc “ăn được” bằng cách phủ fibroin – một loại protein không hòa tan tạo thành một lớp lụa mỏng bao quanh hoa quả để bảo quản độ tươi ngon của nó.
Để thử nghiệm khả năng bảo vệ của loại màn bọc này đối với hoa quả, các nhà khoa học đã nhúng chuối và dâu tây vào dung dịch fibroin, sau đó đặt các loại trái cây này vào môi trường chân không và loại bỏ hết hơi nước. Điều này cho phép nhà nghiên cứu tìm ra độ dày phù hợp của lớp màng bọc. Đây được gọi là các lớp beta.
Càng nhiều lớp beta, tấm màng bọc càng dầy, nhưng độ dày tối đa chỉ là 35µm, gần như vô hình với mắt thường và không thể nhìn thấy được. Những trái cây sau khi được tráng lớp màng bọc mới được để trong nhiệt độ 22°C cùng với trái cây chưa được tráng trong bảy ngày. Kết quả cuối cùng trong khi những quả đã được tráng lớp màng bọc hầu như vẫn còn tươi và giữ nguyên hình dạng trong khi những quả không được bọc đã bị đổi màu và đánh mất kết cấu ban đầu. Thế nhưng hương vị trái cây có được giữ nguyên hay không thì các nhà khoa học lại chưa kiểm tra. Tương lai không xa loại chất phủ này có thể được sử dụng để bảo quản hoa quả.
Còn hiện tại chúng ta hãy cùng sử dụng các hộp nhựa đựng trái cây để bảo quản hoa quả nhé. Sử dụng các hộp nhựa chuyên dụng này sẽ hạn chế tối đa được chất độc từ túi nilon hay các loại túi bảo vệ không an toàn khác.